Thủ tướng Anh Boris Johnson đã so sánh Super League với một nhóm lợi ích cạnh tranh.
Kế hoạch thành lập một giải đấu siêu hạng mang tên Super League đã khiến lãnh đạo 3 quốc gia châu Âu phải đau đầu. Trong số đó, Thủ tướng Anh, Boris Johnson, là người có hành động mạnh mẽ nhất.
Super League là giải đấu được khai sinh bởi nhóm 12 câu lạc bộ hàng đầu châu Âu, trong đó có 6 câu lạc bộ Anh (MU, Man City, Liverpool, Chelsea, Arsenal, Tottenham), 3 câu lạc bộ Tây Ban Nha (Real Madrid, Barca, Atletico Madrid), và 3 câu lạc bộ Ý (Juventus, Inter và AC Milan). Trong thông báo chính thức ngày 19/4, Super League cho biết họ có kế hoạch bổ sung thêm 3 thành viên vào đội sáng lập và 5 thành viên dựa trên thành tích hàng năm để tạo ra một giải đấu với 20 câu lạc bộ.
Thủ tướng Anh cho rằng: ‘Super League là băng nhóm lợi ích’
“Làm sao có thể đúng khi bạn tạo ra một kiểu nhóm lợi ích cạnh tranh; khiến các CLB gặp rào cản trong việc thi đấu với nhau. Những trận đấu đúng nghĩa giữa các CLB đã mang lại hy vọng và sự hào hứng cho người hâm mộ trên khắp đất nước này”, Johnson nói trong buổi họp báo tại Downing Street hôm 20/4.
Buổi họp báo này dự kiến thảo luận các vấn đề liên quan đến Covid-19. Nhưng tại đây, Thủ tướng Anh đã đưa ra những phát biểu đanh thép về việc sáu CLB Anh tham gia thành lập giải đấu Super League.
Đây là lần thứ hai trong hai ngày liên tiếp Thủ tướng Anh chỉ trích Super League. Hôm 19/4, ông Johnson cũng tuyên bố sẽ làm mọi cách để ngăn chặn Super League diễn ra.
“Bóng đá được sinh ra ở Anh. Những CLB, những cái tên đó xuất thân từ những thị trấn. Những thành phố nổi tiếng của quốc gia này. Tôi không nghĩ, bằng cách nào đó, cắt đứt mối liên kết với những thành phố, thị trấn sinh ra mình để chuyển thành thương hiệu toàn cầu là điều đúng đắn. Như thế, họ chẳng còn kết nối gì với những người đã hâm mộ họ trong suốt cuộc đời”, Johnson nói tiếp.
Giải đấu Super League vi phạm những nguyên tắc cạnh tranh cơ bản
“Giải đấu này vi phạm những nguyên tắc cạnh tranh cơ bản. Rõ ràng, chúng tôi không ủng hộ nó”, Thủ tướng Anh nhấn mạnh.
Nhóm sáng lập Super League đặt tham vọng hướng đến giải đấu có doanh thu lên đến sáu tỷ USD mỗi năm và mỗi CLB được chia thưởng hàng trăm triệu từ đó; gấp nhiều lần so với Champions League. Lãnh đạo của nhóm Super League hiện có Chủ tịch Florentino Perez và phó Chủ tịch Andrea Agnelli – những người đồng thời là Chủ tịch các CLB Real Madrid và Juventus.
Nhưng hôm 20/4, sáu đội bóng lớn tại Anh tuyên bố rút khỏi Super League trước nguy cơ bị trừng phạt và sự tức giận của người hâm mộ. Tại Italy, Inter Milan cũng có động thái tương tự. Những phát biểu cứng rắn từ chính phủ Anh được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự rút lui của các CLB này.
>>> Tham khảo thêm chuyên mục Hậu trường thể thao
Juventus phớt lờ CĐV trong tuyên bố về Super League
Juventus là CLB Italy duy nhất không đề cập đến CĐV trong tuyên bố về dự án gây tranh cãi.
“Juventus vẫn tin vào tính hợp lý, thương mại và pháp lý của dự án; nhưng hiện tại có rất ít cơ hội để dự án hoàn thành theo hình thức ban đầu”; đội 36 lần vô địch Serie A ra thông báo hôm 21/4. “Juventus vẫn cam kết theo đuổi việc tạo ra giá trị lâu dài cho Công ty và toàn bộ ngành công nghiệp bóng đá”.
Juventus không đề cập đến người hâm mộ. Một trong những tiếng nói khiến Super League đổ bể chỉ 48 giờ sau khi ra mắt. Họ cũng không thông báo trực tiếp về việc rút khỏi dự án.
Trong khi Juventus phớt lờ CĐV, một đội bóng Italy khác, Inter đã tuyên bố rút lui và hướng về người hâm mộ. Đội Italy còn lại, AC Milan không nói rõ về việc rút lui, nhưng khẳng định phải lắng nghe CĐV.
Theo Sportmediaset, Chủ tịch Juventus kiêm Phó Chủ tịch Super League; Andrea Agnelli sẽ không từ chức như tin đồn. Trước đó, nhiều nguồn tin cho biết, người em họ Alessandro Nasi chuẩn bị thay Agnelli. Người anh họ John Elkann cũng là một ứng cử viên.
Tại Anh, Man City là đội bóng duy nhất làm giống Juventus; khi không đề cập đến CĐV trong thông báo về Super League.