Than Quảng Ninh – CLB gặp khủng hoảng mùa giải 2021

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 lan rộng, khiến mùa giải V–League 2021 bị hủy đột ngột. Các đội bóng gặp khó khăn về nhiều măt. Dẫn tới đời sống các cầu thủ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Một trong những đội tuyển gặp khủng hoảng là CLB Than Quảng Ninh. Trả  lời trước báo giới, chủ tịch CLB Than Quảng Ninh thừa nhận đội bóng gặp khó khăn từ năm 2020 với những khoản chi phí khổng lồ rơi vào tầm 70 – 80 tỷ/năm khiến ông không thể cáng đáng nổi và trả đội bóng về cho tỉnh Quảng Ninh. Việc hủy mùa giải vì tình hình dịch bệnh vì lý do đảm bảo an toàn sức khỏe cho cầu thủ. Nhưng bên cạnh đó cũng đẩy cầu thủ cũng như đội bóng vào tình thế khó khăn chồng chất.

CLB Than Quảng Ninh đối mặt với nguy cơ giải thể

CLB Than Quảng Ninh đồng loạt gửi tâm thư. Kêu cứu trên trang cá nhân hôm nay 23/8. Họ khẳng định bị CLB nợ tiền lót tay năm 2019, 2020 và nửa năm 2021. Cùng lương bốn tháng gần đây. Các cầu thủ đất mỏ tuyên bố sẽ làm đơn kiện lên VFF, AFC và FIFA. Nếu không nhận được tiền trong tháng Tám. Ngoài các cầu thủ, nhân viên Công ty cổ phần Thể thao Quảng Ninh cũng chưa được nhận lương chín tháng qua. Chủ tịch CLB Phạm Thanh Hùng thừa nhận đội bóng đang nợ cầu thủ khoảng 60 tỷ đến 70 tỷ đồng. Ông cho biết, nguyên nhân là hai năm qua. Đơn vị tài trợ – Tổng Công ty Than Việt Nam không hỗ trợ 30 tỷ đồng mỗi mùa như trước. Khiến một mình ông không thể cáng đáng.

CLB Than Quảng Ninh đối mặt với nguy cơ giải thể
Cầu thủ Than Quảng Ninh được “bơm” tiền: Chỉ là giải pháp tình thế

Ông Hùng đã làm văn bản gửi lên UBND tỉnh đề nghị trả lại đội bóng. Trong đó có đề cập đến việc ngưng hoạt động và giải thể CLB. Nếu tỉnh không có chính sách hỗ trợ hay tiếp nhận lại. Theo tìm hiểu của VnExpress. Một doanh nghiệp ở Quảng Ninh sẵn sàng đứng ra tiếp nhận CLB. Khúc mắc nằm ở số nợ hiện tại. Doanh nghiệp này không chấp nhận đứng ra trả khoản nợ mà họ không liên quan. Hồi tháng 4 cầu thủ Quảng Ninh từng kêu cứu vì bị nợ tiền. Và tuyên bố đình công, không thi đấu trận Viettel ở vòng 10 V – League 2021. Sau khi được thanh toán bảy tháng lương, họ mới tiếp tục thi đấu. Một nửa số tiền khi đó do bầu Hùng trả. Một nửa do tỉnh kêu gọi doanh nghiệp khác hỗ trợ.

Khốn khổ cho bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam

Quảng Ninh là một trong những mũi nhọn kinh tế của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Quảng Ninh thu ngân sách nhà nước đạt 22.868 tỷ đồng. Tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là 18.200. Với số vốn đăng ký 190.000 tỷ đồng. Trong điều kiện khó khăn của Covid-19, Quảng Ninh vẫn thu hút được số lượng lớn nguồn vốn ngoài ngân sách. Tổng vốn ngoài ngân sách đầu tư trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm đạt 269.497 tỷ đồng. Câu chuyện của CLB Than Quảng Ninh là nỗi đau với bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Dù đã đi lên chuyên nghiệp hơn 20 năm. Nhưng các CLB vẫn sống theo mô hình dựa hoàn toàn vào 1 ông chủ. Hoặc phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

"Khốn khổ" bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam
Đội hình Than Quảng Ninh với các gương mặt nổi trội như Mạc Hồng Quân, Nghiêm Xuân Tú,…

Khi ông chủ có tiềm lực thì CLB sống khỏe. Còn lúc ông chủ “yếu”, hoặc chán bóng đá thì hàng trăm cầu thủ, người lao động bơ vơ. CLB bóng đá chuyên nghiệp Than Quảng Ninh cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi khó khăn lại được ông chủ trả về cho Nhà nước. Chưa biết UBND tỉnh Quảng Ninh, VFF, Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Sẽ xử lý câu chuyện của CLB Than Quảng Ninh thế nào. Thế nhưng điều thấy rõ là hàng trăm cầu thủ từ trẻ đến lớn của Quảng Ninh đã bị nợ tiền lương. Sống khốn khó và tương lai phía trước chưa biết đi về đâu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *