Kỹ thuật bắt bóng trong bóng rổ là một kỹ thuật còn được hiểu và có cách gọi là đỡ bắt bóng, nhận bóng hoặc cầu thủ xử lý bóng. Là một kỹ thuật cơ bản trong bóng rổ mà không phải ai cũng có thể dễ dàng thành thạo. Ngay cả người chơi nghiệp dư hay cầu thủ chuyên nghiệp cũng phải luyện tập và trau dồi hàng ngày. Vậy bạn đã biết những kỹ thuật bắt, nhận bóng nào là cơ bản nhất và các lỗi thường gặp và cách xử lý ra chưa. Hãy tham khảo ngay bài viết trong chuyên mục kỹ năng chơi bóng ngày hôm nay của chúng tôi nhé.
Tầm quan trọng của kỹ thuật bắt bóng trong bóng rổ
Bắt bóng là một kỹ thuật cơ bản nhất trong bóng rổ, kỹ thuật này giống kỹ thuật nhận bóng trong môn bóng đá. Để chơi tốt tất nhiên bạn phải có một kỹ thuật bắt bóng chuẩn nhất. Bắt bóng là một động tác giúp cầu thủ bóng rổ có thể kiểm soát bóng một cách chắc chắn và áp dụng cho việc tấn công hay phòng thủ khi có bóng.
Bắt bóng cũng là tư thế ban đầu để tiến hành tiếp theo các động tác chuyền bóng, dẫn bóng, ném rổ. Bắt bóng cũng là tư thế bắt đầu cho hàng loạt các kỹ thuật khác như chuyền bóng, dẫn bóng hay kỹ thuật ném bóng rổ. Vì vậy mà người chơi bóng rổ cần phải thành kỹ thuật bắt bóng để thực hiện các động tác tiếp theo một cách thích hợp nhất.
Hướng dẫn kỹ thuật bắt bóng cơ bản trong bóng rổ
Chuẩn bị uốn cong chuyển động cơ bản của bắt bóng
- Đứng với chân của bạn bước về hướng của bóng.
- Hai cánh tay duỗi thẳng về phía trước để đáp ứng hướng của bóng với lòng bàn tay hướng về hướng bóng.
- Trọng lượng cơ thể dồn lên hai chân trước.
Chuyển động cơ bản để bắt bóng
Sau khi bóng chạm vào lòng bàn tay, kéo chân trước về phía sau, gập khuỷu tay cho đến khi bóng được kéo gần ngực / cơ thể.
Kết thúc chuyển động cơ bản để bắt bóng
- Cơ thể hơi nghiêng về phía trước.
- Trọng lượng cơ thể dồn vào chân sau.
- Vị trí của quả bóng được giữ ở phía trước của cơ thể.
Kỹ thuật bắt bóng bằng hai tay
Đặc điểm của kỹ thuật
Bắt bóng bằng 2 tay là động tác được sử dụng nhiều trong thi đấu, có thể bắt bóng từ mọi hướng đến vì nó rất cơ bản, bắt dễ dàng, bảo vệ bóng tốt, tiện cho làm động tác tiếp theo, song phạm vi bắt bóng hẹp.
Hướng dẫn các bước chuẩn bị
Hai chân đứng song song hoặc chân trước, chân sau tách rộng bằng vai, gối khuỵu. Thân trên quay về hướng bóng đến. Khi bắt bóng hai tay đưa thẳng về hướng bóng đến; các ngón tay mở thả lỏng tự nhiên, hình thành giống như chiếc phễu. Khoảng cách giữa hai bàn tay nhỏ hơn đường kính của bóng. 2 ngón tay cái tạo thành hình chữ A.
Bộ phận tiếp xúc bóng đầu tiên là các ngóng tay, sau đó nhanh chóng hoãn xung đưa bóng nằm gọn vào 2 lòng bàn tay, đồng thời khép cổ tay gần vào nhau và hai tay hơi gập lại ở khớp khuỷu kéo về ngực để bảo vệ bóng và chuẩn bị làm động tác tiếp theo.
Các lỗi thường mắc và cách khắc phục
Các lỗi: Bắt bóng bị bật khỏi tay.
Cách khắc phục: Hai bàn tay thả lỏng, các ngón tay xòe tự nhiên thành hình túi. Khi bóng tới phải chủ động bắt bóng và hoãn xung.
Các lỗi: Bắt bóng bị lọt về phía sau.
Cách khắc phục: Cự ly 2 ngón cái thu hẹp lại, 2 bàn tay hướng về phía bóng tới, 2 khuỷu tay khép vào thân.
Kỹ thuật bắt bóng bằng 1 tay
Đặc điểm của kỹ thuật bắt bóng 1 tay
Động tác này được sử dụng nhiều trong thi đấu, để bắt những quả bóng xa thân người mà 2 tay không bắt được. Phạm vi khống chế của động tác này rộng hơn so với bắt bóng bằng 2 tay, song khó và không chắc.
Hướng dẫn các bước chuẩn bị
- Đứng chân trước, chân sau, khoảng cách giữa 2 chân rộng bằng vai, gối khuỵu, thân trên quay về hướng bóng đến.
- Khi thực hiện động tác, cần tích cực đưa tay ra đón bóng. Bàn tay và các ngón tay không giữ căng, hướng về phía bóng tới. Khi bóng vừa chạm các ngón tay thì đưa tay ra sau
- Xuống thấp dùng lực hoãn xung của cổ tay và các ngón tay giữ bóng lại, (dường như tiếp tục chuyển động theo đường bay của bóng). Đồng thời quay người một chút về phía tay bắt bóng để hỗ trợ cho động tác này.
- Kết thúc giữ bóng bằng 1 tay. Sau đó giữ chặt bóng bằng 2 tay để sẵn sàng thực hiện động tác tiếp theo.
Các lỗi thường mắc và cách khắc phục
Các lỗi: Khi bắt, bóng bị rơi xuống đất hoặc bật khỏi tay.
Cách khắc phục: Khi bóng chạm vào tay nhanh chóng xoay cổ tay. Theo quán tính phải kéo bóng về nhanh. Chủ động giữ lấy bóng.
Các lỗi: Khi kéo bóng về thường bị rơi mất bóng ảnh hưởng đến động tác tiếp theo.
Cách khắc phục: Khi bắt bóng và đưa về vị trí phải kết hợp giữa xoay cổ tay; cánh tay cùng với cẳng tay thẳng cho tới khi kéo bóng tới vị trí trước ngực.