Để có một thể lực tốt thì các cầu thủ U23 Việt Nam được chăm sóc đến từng bữa ăn, giấc ngủ. Đội tuyển luôn có 1 đội ngũ bác sĩ sát cánh, chăm sóc cho từng bộ phận trên cơ thể. Theo BS Nguyễn Trọng Thuỷ – bên Phòng Khoa học y học thể thao, (thuộc Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội). Các cầu thủ U23 được 1 đội ngũ bác sĩ, chuyên gia chăm sóc tường tận sức khoẻ. Ngoài bác sĩ Thuỷ còn có các phụ tá giúp bác sĩ như là BS Phạm Văn Minh và Tuấn Nguyên Giáp; cùng nhiều chuyên gia nước ngoài như là ông Martin Forkel, Pablo Sawicky; ông Bae Ji Won.
Cầu thủ U23 Việt Nam được chăm sóc từng bộ phận trên cơ thể
Trong thời gian ở Việt Nam, đội tuyển U23 Việt Nam luôn được chăm sóc kỹ càng. Đặc biệt là đôi chân. Còn trong những ngày thi đấu tại giải U23 Châu Á tại Trung Quốc. Dưới thời tiết khắc nghiệt, việc chăm sóc các cầu thủ U23 càng phức tạp hơn.
Theo BS Nguyễn Trọng Thuỷ: “Những ngày thi đấu tại Trung Quốc, gần như bộ phận y tế đếm ngược từng ngày. Chúng tôi liên tục thăm khám xem các cầu thủ có bị lạnh; có bị sốt, có bị đau họng hay không. Điều các bác sĩ trong đoàn lo nhất là các cầu thủ nhiễm lạnh; mắc cúm, viêm long đường hô hấp. Lần đầu tiên, các cầu thủ phải thi đấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt,; trời lạnh, nhiệt độ liên tục xuống thấp, có tuyết”.
Để đảm bảo sức khoẻ cho các cầu thủ U23 Việt Nam. Các bác sĩ tăng thời gian làm việc. Các cầu thủ liên tục được tiến hành trị liệu, massage. Ngoài ra, các bác sĩ còn chú ý tới hệ tiêu hoá của các cầu thủ. Các cầu thủ được tẩy giun; giúp hấp thu chất dinh dưỡng để có thể lực tốt nhất.
Tất cả nhân viên ở trong đội tuyển đều phải tiêm phòng cúm. Tránh lây nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của các cầu thủ. Sau đó chuẩn bị trà gừng, gừng tươi để chống cảm lạnh.
Cách chăm sóc y tế
Có thể coi HAGL là đội có trang thiết bị và chăm sóc cầu thủ tốt nhất tại V-League. Thế nhưng, chuyên gia Anthony vẫn bị nghi ngờ là “hàng dởm” vì thể lực cầu thủ phố núi không được cải thiện là bao.
Có một minh chứng cho thấy công tác y tế đáng báo động của HAGL là chấn thương của Hồng Duy vào hồi tháng 3. Khi lên tập trung U23 Việt Nam, Hồng Duy được ông Shinichi phát hiện bị rạn xương cổ chân phải.
Đây là chấn thương chỉ cần được nghỉ ngơi là được. Thế nhưng khi trả về CLB, không hiểu các bác sĩ của HAGL làm gì mà sau đó khiến vết rạn… vỡ tiếp. Và như đã biết số trận của Hồng Duy ở V-League 2015 chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng chấn thương của anh thì vẫn chưa khỏi hẳn.
Vì thế, việc U23 Việt Nam thường xuyên trở thành “bệnh viện” là hậu quả của một nền bóng đá chuyên nghiệp nửa vời, khi mà công tác y tế ở các địa phương còn quá lạc hậu. Khi chuyên gia Shinichi làm việc kỹ càng, tỉ mỉ thì những chấn thương “thâm cung bí sử” của các tuyển thủ bị lộ ra, những chấn thương mà các bác sĩ CLB không thể tìm ra để khắc phục.
Đọc thêm bài viết cùng chuyên mục Chăm sóc sức khỏe chơi bóng.