Bộ môn bóng đá, ngoài sự đa dạng về các kỹ thuật chơi bóng, lựa chọn sân phù hợp để đá cũng là một trong những yếu tố giúp bạn phát huy tối đa năng lực của mình. Trong đó, đá bóng trên sân cỏ nhân tạo là một trong những sân bóng được nhiều người yêu thích lựa chọn. Vì vậy, mỗi sân cỏ lại có những đặc điểm khác biệt và chiến thuật áp dụng tương ứng với chúng.
Khác với sân cỏ tự nhiên, để có thể đá bóng sân cỏ nhân tạo một cách chuyên nghiệp thì cầu thủ cần phải có kỹ năng đá bóng cần thiết và lối chơi tư duy để vừa có thể đảm bảo giữ sức và giành chiến thắng. Vậy kỹ thuật đá bóng sân cỏ nhân tạo như thế nào để đúng chuẩn? Hãy cùng glauwitz.com đến với bài viết trong chuyên mục kỹ năng đá bóng sau.
Một vài lưu ý nhỏ khi đá bóng sân cỏ nhân tạo
Tìm hiểu về cấu tạo, kích thước, bề mặt của sân cỏ nhân tạo: Trước khi vào trận các cầu thủ dù là chuyên hay nghiệp dư đều phải chú ý điều này để khi vào trận có thể di chuyển một cách hiệu quả nhất.
Lựa chọn giày phù hợp: Không phải đôi giày thể thao nào cũng có thể ứng dụng lên mặt sân cỏ nhân tạo. Vì bề mặt này làm từ hạt cao su là chủ yếu nên độ trơn cao, khó bám. Bạn cần một đôi giày vừa chân, độ ma sát tốt để giữ thăng bằng. Điển hình như là giày TF hoặc AG là 2 mẫu được nhiều người lựa chọn.
Lựa chọn bóng: Độ nảy của bóng rất quan trọng. Nó thể hiện rõ nét hơn thực lực của người chơi. Bên cạnh đó cũng giúp quá trình thi đấu diễn ra thuận lợi hơn. Hãy lựa chọn một quả bóng dành riêng cho mặt sân cỏ nhân tạo. Chúng có bán đầy đủ và đa dạng ở những shop thể thao.
Khởi động khi đá bóng sân cỏ nhân tạo
Để bước vào các trận đấu hoặc trước mỗi buổi tập thì việc khởi động thật kỹ để làm nóng cơ bắp sẽ giúp cho quá trình luyện tập và thi đấu được hiệu quả. Hạn chế những chấn thương không đáng có.
- Trước tiên, hãy khởi động không bóng tương tự như bài khởi động cơ bản khi bạn học thể dục hoặc khi tham gia bất kỳ môn thể thao nào khác.
- Thực hiện xoay các khớp cổ tay cổ chân, cổ, vai, cánh tay, gối,… Tiếp theo hãy tập chạy tại chỗ với các động tác nâng cao đùi hay đạp sau.
- Sau đó là phần khởi động với bóng giúp bạn có thể có được cảm giác bóng ngay khi vừa vào trận đấu. Hãy thử tâng bóng, chuyền bóng nhẹ nhàng,… bạn sẽ cải thiện được cảm giác bóng nhiều lắm đấy.
- Sau khi khởi động thật kỹ, chúng ta sẽ cùng nhau đến với một số kỹ thuật bóng đá sân cỏ nhân tạo mà các bạn cần biết và thuần thục trong thi đấu.
Gợi ý kỹ năng chơi đá bóng trên sân cỏ nhân tạo
Kích thước sân cỏ nhân tạo lúc nào cũng nhỏ hơn sân cỏ tự nhiên. Nếu xem là ưu thế thì chúng giúp bạn:
- Cướp bóng của đối phương 1 cách dễ dàng
- Lợi thế gần khung thành tận dụng dứt điểm , sút xa
- Không cần tốn nhiều sức như trên mặt sân diện tích rộng
- Các thành viên trong đội dễ phối hợp nhịp nhàng
Vị trí xuất phát điểm của bạn thường cách đối phương khoảng 1m. Từ xa bạn có thể dễ dàng đoạt bóng bằng cách sệt bóng đánh lừa. Bằng mẹo này, cầu thủ sẽ dễ dàng tiến đến khung thành đối thủ 1 cách nhanh chóng.
Đừng chỉ cố định 1 góc, hãy sút bóng ở nhiều vị trí khác nhau trên vùng sân. Cố gắng tận dụng lợi thế diện tích nhỏ mà kèm người 1:1 sát sao. Khoảng cách kèm người lý tưởng nhất là 1,5m. Đây cũng là khoảng cách tốt để bảo vệ khung thành đội nhà. Và quan trọng nhất, người chơi trên sân, dù là ở vị trí nào thì cũng phải trang bị tốt kỹ năng chuyền bóng và tấn công đối phương.
Kỹ năng sút bóng mạnh trong sân cỏ nhân tạo chuyên nghiệp nhất
Cách tập sút bóng mạnh
Vì mặt sân nhân tạo hẹp nên những cú sút mạnh sẽ rất dễ ghi bàn. Yêu cầu là không chỉ mạnh mà bóng còn phải chuẩn và chính xác. Yếu tố này cần phải rèn luyện chuyên cần bằng cách luyện nhảy cóc, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sự linh hoạt cho đôi chân. Chỉ khi chân có sức khỏe tốt thì kỹ năng này mới đảm bảo.
Các lưu ý quan trọng khi luyện tập sút bóng mạnh
Cách đá banh sân cỏ nhân tạo thật mạnh, thật chuẩn khung thành không phải ngẫu nhiên hay năng khiếu. Đó chính xác là kỹ thuật chuyên nghiệp. Muốn luyện tập cần phải thực hiện tốt cầu thủ cần phải lưu ý:
- Lấy đà cách bóng từ 2m – 3m
- Chạy tốc độ tăng dần đến khi chân trụ gần bóng
- Vị trí chân trụ đặt song song theo chiều ngang, khoảng cách với bóng giữ ở 20cm. Lưu ý rằng chân trụ là yếu tố quyết định thành công của trình độ này, chân phải trật tự. Không được cao hơn cũng không được thấp hơn.
- Sút bóng thật mạnh bằng cách dồn hết lực vào chân. Người hơi gập xuống. Chân chạm bóng phải cứng.
- Bật người ra sau theo nhịp chân sút
- Điểm tiếp xúc của bàn chân với bóng sẽ quyết định bóng rơi ở vị trí nào. Còn lại cách đặt chân trụ cao hay thấp thì sẽ quyết định quả bóng bay dài hay ngắn.
Một số lỗi thường gặp khi thực hiện kỹ năng đá bóng sân cỏ nhân tạo
Để có được cách đá bóng sân cỏ nhân tạo hay, các cầu thủ cần phải tránh một số lỗi sau đây:
- Đầu gối chân trụ không khuỵu xuống, chân trụ đặt quá gần hoặc quá xa quả bóng
- Không duỗi hết khớp cổ chân vì sợ chạm đất
- Biên độ vung chân sút quá hẹp, không đúng cách khiến bóng đi nhẹ
- Khi sút bóng người ngước nhìn lên học ngửa về sau khiến bóng đi quá cao
- Kỹ năng sút bóng mạnh giúp ghi bàn hiệu quả
Khi thực hiện kỹ thuật sút bóng mạnh trong sân cỏ nhân tạo, bạn cần sút bằng mu bàn chân với lực sút càng mạnh càng tốt. Bạn cũng có thể tự mình sút luôn ở vị trí đặt bóng hay chuyền bóng để đồng đội của mình thực hiện cú sút.
Hướng dẫn các bước luyện tập sút bóng mạnh
Sút bóng mạnh là kỹ thuật đá bóng sân cỏ nhân tạo lợi thế nhất, giúp ghi bàn nhanh nhất. Quá trình thực hành sẽ bao gồm 5 bước:
Bước 1: chạy đà dài
Bước 2: dừng lại ở vị trí chân trụ cách bóng 20cm
Bước 3: vung chân sút về phía sau. Cao hay thấp là tùy vào ý đồ muốn bóng bay xa hay gần của cầu thủ
Bước 4: giữ cổ chân thật chắc, quá trình tiếp xúc với bóng tuyệt đối không được đổi hướng
Bước 5: ngả người theo nhịp bóng khi sút
Gợi ý một số bài tập khởi động năng cao kỹ năng đá bóng sân cỏ nhân tạo
- Khởi động tay chân: Thực hiện các động tác như xoay cổ tay, cổ chân. Xoay khớp vai, cánh tay, hông… Giống như các bài tập thể dục mà bậc phổ thông bạn đã từng học. Chủ yếu là giúp các bộ phận quen dần từ chuyển động nhẹ sang vận động mạnh.
- Khởi động với bóng: Phần này bạn nên tập với đồng đội bằng cách tâng bóng, chuyền bóng qua lại, hít đất có bóng…
- Tâng bóng: Có thể sử dụng chân hoặc đùi để luyện tập phần này
- Đánh đầu: Ban đầu nên thực hiện giữ thăng bằng với quả bóng tĩnh. Về sau khi thành thạo thì chuyển sang tâng bóng bằng đầu để nâng cao khả năng chiến đấu.