Hướng dẫn thực hiện kỹ năng đập bóng chuyền cho người mới bắt đầu

Bóng chuyền là một trong những bộ môn thể thao có tính hấp dẫn và thu hút người chơi, nhất là giới trẻ. Bởi bóng chuyền sở hữu những cú đập dứt điểm, đầy sức mạnh và đầy uy lực khi tấn công, khiến đối phương theo kịp và phòng thủ chính là điều mà bất kỳ người chơi bộ môn này cũng mong muốn.

Kỹ năng đập bóng chuyền với nhiều kỹ thuật điêu luyện, nhiều kiểu đập và có thể đập bóng trong nhiều hướng khác nhau sẽ giúp giữ thế chủ động trong bất cứ trận đấu nào. Vậy bạn đã có những kiến thức gì về kỹ năng này, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết trong chuyên mục kỹ năng chơi bóng sau đây.

Tìm hiểu về kỹ năng đập bóng chuyền

Trước tiên chúng ta cần biết kỹ năng đập bóng là gì. Đây là một trong những phương thức tấn công chủ yếu trong thi đấu bóng chuyền truyền thống, bóng chuyền hơi, bãi biển. Kỹ thuật này bao gồm các bước thực hiện cơ bản như: Nhảy cao lên không trung, sau đó giơ tay cao lên đỉnh đầu và tiến hành thao tác đập bóng.

Mục đích của kỹ thuật này là để bóng bay nhanh và mạnh xuống mặt đất phần sân đối phương. Nếu như quả bóng chuyền mà bạn đập đối phương không đỡ được, nó chạm đất phần sân đối phương thì đội bóng của bạn sẽ nhận được điểm.

Tìm hiểu về kỹ năng đập bóng chuyền
Đây là một trong những phương thức tấn công chủ yếu trong thi đấu bóng chuyền truyền thống

Để trình độ đập bóng đúng kỹ thuật, điêu luyện cho kết quả cao. Các cầu thủ tham gia cần phải nắm nhiều kiểu đập khác nhau. Chẳng hạn như đập lách chắn, đập xoáy, đập găm, đập cắm,… Đồng thời, phải đập nhiều hướng khác nhau để ghi điểm nhanh và ghi điểm đẹp mắt.

Các nguyên tắc cơ bản về khi đập bóng chuyền

  • Cánh tay và bàn tay của bạn phải đưa ra phía trước cơ thể khi bạn đang nhảy.
  • Tiếp tục đưa hai tay lên trên đầu khi bạn đang bay trong không khí. Nếu bạn thả một trong hai cánh tay, bạn sẽ mất động lượng dọc và chiều cao.
  • Đưa tay đánh của bạn ra sau bằng cách uốn cong ở khuỷu tay.
  • Đưa cánh tay của bạn về phía trước để tiếp xúc với bóng với cánh tay của bạn mở rộng hoàn toàn.

Hướng dẫn kỹ năng đập bóng chuyền hiệu quả nhất

Kỹ thuật lấy đà

Để có sức bật cao hơn và điều chỉnh khoảng cách, vị trí đập bóng cho thích hợp.

  • Thời gian lấy đà: Khi đã xác định được đường bóng và hướng bóng nâng tới. Thông thường là khi bóng vừa rời tay người nâng. Nếu đập bóng càng thấp càng phải lấy đà sớm hơn, đập bóng cao lấy đà chậm hơn.
  • Góc độ của đường lấy đà (so với lưới) phụ thuộc vào khả năng người đập, người đập giỏi có thể lấy đà với góc độ lớn hơn, có khi thẳng góc với lưới (900). Nếu đập kém hoặc mới tập mà chạy góc độ lớn thì người sẽ chạm vào lưới, và đường bóng đập dễ bị chắn cho nên góc độ lấy đà (so với lưới) thông thường từ 35 – 500; với người mới tập thì trung bình 450.
  • Số bước lấy đà: có thể 1 – 4 bước nhưng thông thường là 3 bước.
Kỹ thuật lấy đà
Kỹ thuật lấy đà trong bóng chuyền

Kỹ thuật giậm nhảy

Việc chuyển từ bước lấy đà cuối cùng sang giậm nhảy phải thật liên tục cũng có người giậm nhảy một chân. Nhưng thường giậm nhảy bằng hai chân. Bước cuối cùng là bước ở vị trí giậm nhảy, bước này rất quan trọng, vì phải làm thế nào để khi nhảy lên có thể đập bóng ở tầm trước mặt.

Gót chân ở bước cuối cùng vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau, thân người vẫn ngả về phía trước, thì khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên. Muốn bật được cao phải dùng sức bật của đầu gối, tới khớp xương hông (vươn bụng) và cuối cùng là sức cổ chân. Đồng thời phải phối hợp đánh tay, tức là trước khi giậm nhảy, đánh mạnh hai tay ra phía sau, khi chân đã khuỵu hết mức thì hai tay đánh xuống thẳng góc với mặt sân.

Kỹ thuật nhảy và đập bóng

Chuẩn bị đập bóng được bắt đầu khi thân người bật lên tới tầm cao nhất. Người ngửa ra phía sau và hơi nghiêng về phía tay đập bóng. Hai chân hơi gập tự nhiên, không khép sát quá cũng không dang rộng quá.

Tay đập bóng từ trên cao đưa sát mang tai ra phía sau. Cánh tay duỗi thẳng và cổ tay đập gập vào bóng, cổ tay còn có tác dụng điều khiển bóng. Tay kia cũng từ phía trên hạ xuống phối hợp.

Khi đập vào bóng, thân người vươn thẳng, hai chân cũng duỗi ra phía trước (đầu gối thẳng) tạo thành sức mạnh đập trúng vào bóng. Đập bóng thông thường ở tầm cao hơn đầu và chếch về phía trước mặt chừng 10 – 15cm.

Bóng nâng cao hay thấp tuỳ theo quả đập cao, trung bình hay thấp. Những điểm chạm bóng vẫn phải ở tầm cao nhất. Cho nên bất cứ đập kiểu nào cũng phải nhảy thật cao.

Kỹ thuật tiếp đất khi đập bóng xong

Sau khi đập xong, muốn cho người rơi xuống không bị mất thăng bằng. Chạm lưới hay vượt qua vạch giữa thì phải thả lỏng các bắp thịt. Rơi xuống bằng mũi bàn chân. Hai bàn chân xoay theo chiều lưới và đầu gối hơi khuỵu.

Kỹ thuật tiếp đất
Kỹ thuật tiếp đất khi đập bóng xong

Khi đập bóng nâng xa hay gần lưới, bạn phải chú ý một số điểm sau:

Khi bóng nâng xa lưới

Điểm giậm nhảy phải ở sâu trong tầm bóng, để người gần bóng hơn, thân người ngả ra sau nhiều hơn bật mạnh về phía trước để tăng thêm sức mạnh đập bóng. Phải gập bụng trước gập tay. Khi gập bụng không được cúi xuống, mà chỉ co mạnh các bắp thịt bụng. Cánh tay khi hạ xuống theo đà bóng phải ngừng lại một chút. Như vậy bóng ít va vào lưới.

Khi bóng nâng gần lưới

Góc độ đường lấy đà phải thu hẹp lại. Khi đập bóng chủ yếu phải dùng sức cánh tay trước và cổ tay, gập bụng rất ít. Như vậy mới tránh được lỗi chạm lưới.

Lưu ý khi thực hiện kỹ năng đập bóng chuyền

Đối với vị trí đập bóng gần lưới

Khi người chơi đập bóng gần lưới rổ thì góc độ đường lấy đà phải thu hẹp lại. Và phải ở vị trí này thi đập bóng chủ yếu cần phải dúng sức của cánh tay trước và cổ tay người chơi, gập bụng rất ít. Như thế sẽ tránh được lỗi chạm lưới vào rổ.

Đối với vị trí đập bóng chuyền xa lưới

Khi người chơi thực hiện đập bóng ở cách xa lưới rổ. Thì điểm giậm nhảy phải ở trong tầm bóng. Để người gần bóng hơn và thân người sẽ ngả sau nhiều hơn và bật mạnh về phía trước.

Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Kỹ năng chơi bóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *